1. Số cực của motor là gì?
Motor điện hay động cơ điện là thiết bị sử dụng năng lượng điện chuyển hóa thành năng lượng cơ học. Phân loại theo số cực của motor bao gồm motor 2 cực, 4 cực, 6 cực, 8 cực… (ký hiệu tiếng anh của cực là P – Pole). Cực motor (pole) thể hiện tốc độ – vòng/phút
Nguyên lý hoạt động của động cơ điện dựa trên cảm ứng điện từ trường, tác dụng của từ trường N – S làm cho rotor quay quanh trục.
Motor 2 cực (2P): có thể dùng cho các máy cần 2800 – 3000 vòng/ phút
Motor 4 cực (4P): có thể dùng cho các máy cần 1400 – 1500 vòng/ phút
Motor 6 cực (6P): có thể dùng cho các máy cần 900 – 1000 vòng/ phút
Motor 8 cực (8P): có thể dùng cho các máy cần 700 – 720 vòng/ phút
Cực motor: 2,4,6…16: cực càng cao thì tốc độ máy càng thấp hơn
Các thông số trên là thông số kĩ thuật, khi đưa vào thực tế thì tốc độ của động cơ bị giảm xuống do trượt và tải, chỉ còn 2900, 1450, 960 vòng/phút.
Động cơ điện có số cực càng nhiều thì càng tiêu tốn nhiều điện năng sử dụng hơn do chu kỳ của rotor và chu kỳ của nguồn bị lệch nhau.
Giá thành động cơ điện có càng nhiều cực thì càng cao.
2. Khác nhau của động cơ 2 4 6 8 cực như thế nào
Dựa vào số cực và tần số ta tính được tốc độ của động cơ đồng bộ theo công thức:
Tốc độ đồng bộ = (tần số x 120) / (số cực)
Từ thông tin ở mục (1) Số cực của motor là gì và công thức tính tốc độ của động cơ đồng bộ ở trên ta tìm hiểu cụ thể về sự khác nhau của động cơ 2 cực, 4 cực, 6 cực, 8 cực dưới đây:
2.1. Động cơ 2 cực (Motor 2P)
Động cơ được gọi là 2 cực khi cấu tạo của động cơ gồm có một cặp cực từ bắc ( N ) và nam ( S )
Chính vì vậy mà tốc độ đồng bộ của một động cơ điện 2 cực khoảng 3000 RPM (vòng/phút). Số vòng 3000 RPM chỉ là tốc độ trên danh nghĩa, tuy nhiên khi đưa vào thực tế thì tốc độ của động cơ 2 cực giảm xuống còn khoảng 2900 rpm do trừ hao trượt và tải.
Trong động cơ hai cực, trong một nửa chu kỳ thì rotor quay được khoảng 1800 vòng/phút. Do đó mà trên một chu kỳ của nguồn, rotor tạo ra một chu kỳ. Động cơ hai cực tiêu hao một lượng năng lượng khá thấp do mô men xoắn thấp.
2.1. Động cơ 4 cực (Motor 4P)
Một động cơ có bốn cực trong stator (hoặc hai cặp cực từ) theo thứ tự luân phiên; N> S> N> S. Tốc độ đồng bộ của một động cơ bốn cực nối với nguồn điện là 1500 vòng / phút, đó là một nửa tốc độ của động cơ 2 cực. Với tải trọng danh nghĩa, tốc độ vận hành có thể giảm xuống còn khoảng 1450 vòng / phút.
Trong động cơ bốn cực, rotor quay 900 cho mỗi nửa chu kỳ. Vì vậy, rotor hoàn thành 1 chu kỳ cho mỗi hai chu kỳ của nguồn. Do đó, lượng tiêu thụ năng lượng gấp đôi lượng động cơ 2 cực và lý thuyết mang lại gấp đôi mô-men xoắn.
2.1. Động cơ 6 cực (Motor 6P)
Động cơ điện 6 cực là động cơ điện có 3 cặp cực từ được lắp cho stator, ba cặp từ này sẽ lắp theo thứ tự luân phiên như sau: N – S – N – S – N – S. Tốc độ quay của rotor là 1000 r.p.m (vòng/phút), tuy nhiên khi đưa vào thực tế thì tốc độ của động cơ bị giảm xuống do trượt và tải, chỉ còn 960 rpm.
2.1. Động cơ 8 cực (Motor 8P)
Là động cơ có tốc độ 720 vòng/phút, động cơ 8P gồm có 4 cặp từ được sắp với nhau theo thứ tự luân phiên: N – S – N – S – N – S – N – S. Tốc độ vòng quay của động cơ 8 cực là 700 rpm.
Tham khảo thương hiệu sản xuất motor nổi tiếng thế giới: Động cơ FIMET
Tag: Số cặp cực của roto là gì; Số cặp cực của rôto là gì; Số đôi cực từ p là gì; Công thức tính số cặp cực từ; Tính số đôi cực; Công thức tính số cặp cực của rôto; số đôi cực là gì; Bước cực từ là gì
Quấn 2p=4 cực giả có lợi và hại gì so với cục thật vậy ạ?